Làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giảm cân… là công dụng được nhiều người truyền tai nhau về việc uống nước kỷ tử táo đỏ. Vậy nên uống nước táo đỏ kỷ tử vào thời điểm nào trong ngày để có được những lợi ích đó?
Uống nước táo đỏ kỷ tử khi nào là tốt nhất?
Thời điểm tốt nhất nên sử dụng loại nước này, đó là:
- Sau khi thức dậy: Theo các chuyên gia sức khỏe, khi ngủ sâu, cơ thể bạn sẽ mất nước khá nhiều. Vì vậy, uống một ly nước kỷ tử táo đỏ sẽ giúp bạn phục hồi năng lượng, thanh lọc cơ thể và hạ huyết áp. Ngoài ra, các dưỡng chất trong loại nước này cũng sẽ giúp bạn tỉnh táo, tăng hiệu suất tập trung và chuẩn bị cho công việc hoặc học tập.
- Sau khi ăn thức ăn có chứa dầu mỡ: Khi ăn quá nhiều thực phẩm giàu dầu mỡ, có thể gây nóng ruột, đầy bụng khó tiêu. Một ly nước kỷ tử táo đỏ có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm thiểu việc thức ăn bị tích tụ tại dạ dày.
Uống nước táo đỏ kỷ tử tốt nhất vào lúc sau khi thức dậy hoặc ăn đồ dầu mỡ
Việc uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày có tốt không?
Nhiều người có suy nghĩ rằng nước táo đỏ kỷ tử rất tốt cho sức khỏe nên phải uống nhiều và uống lúc nào cũng được. Tuy nhiên, đó là quan điểm sai lầm vì uống quá nhiều trà táo đỏ kỷ tử trong ngày hay không đúng thời điểm sẽ làm mất đi tác dụng của loại nước bổ dưỡng này.
Trà táo đỏ kỷ tử không thể uống quá nhiều lần trong ngày nhưng bạn có thể căn cứ vào thời điểm đã nói ở trên để có cách sử dụng tốt nhất. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước táo đỏ kỷ tử không quá 150ml/ngày.
Một tuần chỉ uống từ 3-4 lần nước táo đỏ kỷ tử và không uống quá 250ml trong một lần để nước táo đỏ kỷ tử phát huy hết tác dụng. Tóm lại "uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày có tốt không?", câu trả lời là có nhưng bạn phải chú ý liều lượng để phát huy được tốt đa công dụng của loại nước này.
Uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày thực sự tốt nếu bạn uống đúng cách
Uống nước táo đỏ kỷ tử có lợi ích gì?
Làm chậm tiến trình lão hóa
Cả táo đỏ và kỷ tử đều chứa lượng vitamin phong phú, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do. Điều này giúp chậm lại quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, giúp làn da giảm thiểu việc xuất hiện các nếp nhăn, vết chân chim, nám, sạm và các vấn đề liên quan khác.
Hỗ trợ cho hệ tim mạch
Táo đỏ và kỷ tử có tác dụng hỗ trợ cho hệ thống tim mạch. Chúng chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, trong đó Quercetin là hoạt chất nổi bật nhất. Quercetin có tính kháng viêm và giúp giảm nồng độ Cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch và mỡ trong máu. Vì vậy, nếu có ai hỏi uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày có tốt không thì bạn đừng bỏ qua lợi ích này khi trả lời nhé!
Phòng ngừa bệnh ung thư
Hoạt chất chống oxy hóa có trong táo đỏ và kỷ tử không chỉ giúp ức chế sự phát triển của các gốc tự do gây ra bệnh ung thư, đồng thời còn hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa và sinh lý nếu sử dụng đúng cách.
Nước táo đỏ kỷ tử ức chế sự phát triển của các gốc tự do gây ra bệnh ung thư
Giúp ngủ ngon hơn và giảm stress
Tác dụng của táo đỏ và kỷ tử là cung cấp nhiều chất sắt, giúp phòng ngừa thiếu máu, giảm mệt mỏi và căng thẳng. Thường xuyên uống nước táo đỏ kỷ tử có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Việc uống loại nước này mỗi ngày sẽ giúp bạn dễ ngủ và có giấc ngủ ngon hơn, giảm bớt tình trạng stress kéo dài.
Cách pha trà táo đỏ kỷ tử tại nhà
Trà táo đỏ kỷ tử
Nguyên liệu:
- 3 - 5 trái táo đỏ;
- 5 hạt kỷ tử khô.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch trái táo đỏ và cắt nhỏ thành các lát mỏng để giúp chúng tiết ra hết các chất dinh dưỡng và vị ngọt. Rửa sạch hạt kỷ tử bằng nước.
- Đun sôi khoảng 200ml nước. Sau đó, cho táo đỏ và hạt kỷ tử vào nước sôi và đun tiếp trong 10 phút trước khi tắt bếp.
- Nếu muốn, bạn có thể thêm một chút đường phèn vào trà. Uống khi nước còn ấm.
Trà táo đỏ kỷ tử mật ong
Nguyên liệu:
- 15 hạt kỷ tử sấy khô;
- 3 - 5 quả táo đỏ;
- 1 thìa cà phê mật ong.
Cách thực hiện:
- Nấu nước táo đỏ và kỷ tử theo cách đã hướng dẫn ở trên. Sau đó, để nước trà nguội từ 5 đến 10 phút.
- Cho 1 thìa cà phê mật ong vào nước trà đã nguội và khuấy đều. Bạn đã có tách trà táo đỏ kỷ tử với mật ong.
Lưu ý khi dùng trà táo đỏ kỷ tử không nên thêm mật ong vào trà khi nước còn đang nóng (trên 90 độ) để tránh phá vỡ các chất dinh dưỡng.
Cách pha trà táo đỏ kỷ tử mật ong
Trà táo đỏ kỷ tử hạt chia
Nguyên liệu:
- 3 quả táo đỏ;
- 5 hạt kỷ tử;
- 1/4 thìa cà phê hạt chia;
- 650ml nước đun sôi.
Cách thực hiện:
- Táo đỏ sau khi rửa sạch thì thái lát mỏng, bỏ hạt, lấy 1 trái thái thành khoanh tròn sao cho càng mỏng càng tốt.
- Rửa nhẹ nhàng kỷ tử, hạt chia sau đó để ráo.
- Cho kỷ tử, hạt chia, táo đỏ vào bình để hãm trà rồi rót nước đã đun sôi vào bình hãm khoảng 15 phút.
Uống trà lúc nóng là tốt nhất nếu bạn uống uống lạnh thì không nên cho đá trực tiếp vào hãy lấy một lượng vừa đủ sau đó cho vào tủ lạnh một lúc rồi thưởng thức.
Đối tượng không nên uống nước táo đỏ kỷ tử
Ngoài thắc mắc "uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày có tốt không?" thì "đối tượng nào không nên sử dụng loại nước này?" cũng là vấn đề được quan tâm tìm hiểu. Dưới đây là một số đối tượng không nên dùng kỷ tử hay nước táo đỏ kỷ tử để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người mới bị cảm: Những người vừa mới bị nhiễm gió lạnh hoặc nóng không nên uống trà táo đỏ kỷ tử. Việc này được giải thích bởi táo đỏ có thể gây đọng tà khí (lạnh hoặc nóng) trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người mắc bệnh tiểu đường: Trong táo có chứa nhiều đường, do đó, ăn táo không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường hoặc có mức đường trong máu quá cao.
- Người bị đàm thấp: Những người này thường có triệu chứng lưỡi dày, miệng hay có chất nhầy, lười ăn, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Việc ăn táo sẽ làm tình trạng trên nặng thêm do táo có tính nhầy.
- Những người dễ bị nóng trong cơ thể và có vấn đề về táo bón, răng lợi hoặc sưng cổ họng cũng nên tránh uống trà táo đỏ kỷ tử.
Người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước táo đỏ kỷ tử
Trên đây là những giải đáp xung quanh việc "Uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày có tốt không?". Để không ảnh hưởng đến sức khỏe và giữ lại được trọn vẹn lợi ích mà loại nước này mang lại, bạn hãy chú ý đến thời điểm và liều lượng sử dụng mỗi ngày nhé!
Xem thêm:
- Tác dụng của kỷ tử với da mặt
- Ai không nên dùng hắc kỷ tử
- Kỷ tử khô ăn sống được không
Minh QA
Nguồn tham khảo: Suckhoegiadinh.com.vn