Danh sách đầu số điện thoại Việt Nam của các nhà mạng hiện nay?
Hiện nay, các đầu số điện thoại Việt Nam của các nhà mạng đều có dạng 10 chữ số kể từ khi thực hiện chuyển đổi mã mạng của các thuê bao di động từ 25/5/2018 theo Quyết định của Bộ TT&TT.
Một số đầu số điện thoại Việt Nam của các nhà mạng hiện nay như sau:
Nhà mạng Viettel
Các đầu số của Viettel 10 số không chuyển đổi
Sau sự kiện đổi đầu số thì các đầu số Viettel giữ nguyên không thay đổi bao gồm:
096
097
098
086
Cập nhật các đầu số mạng Viettel chuyển đổi sang đầu 10 số
Các đầu Viettel 11 số sẽ được chuyển đổi sang đầu 10 số cụ thể như sau:
0162 chuyển đổi thành đầu 032
0163 chuyển đổi thành đầu 033
0164 chuyển đổi thành đầu 034
0165 chuyển đổi thành đầu 035
0166 chuyển đổi thành đầu 036
0167 chuyển đổi thành đầu 037
0168 chuyển đổi thành đầu 038
0169 chuyển đổi thành đầu 039
Nhà mạng Vinaphone
Tính đến năm 2023, nhà mạng VinaPhone đã sở hữu 8 đầu số di động, cụ thể gồm:
Đầu số cũ: 088, 091, 094.
Đầu số mới chuyển từ sim 11 số sang sim 10 số: 081, 082, 083, 084 085 (được chuyển lần lượt từ đầu số 11 số là: 0127, 0129, 0123, 0124, 0125).
Nhà mạng Mobifone
Chi tiết các đầu số của Mobifone đang sử dụng cụ thể như sau:
Đầu số Mobifone 10 số không chuyển đổi: 090 – 093 – 089.
Đầu số Mobifone 11 số: 0120 – 0121 – 0122 – 0126 – 0128.
Theo đó các đầu số Mobi 11 số đã chính thức chuyển đổi sang đầu 10 số như sau:
Đầu số cũ | Đầu số mới |
0120 | Chuyển sang đầu số 070 |
0121 | Chuyển sang đầu số 079 |
0122 | Chuyển sang đầu số 077 |
0126 | Chuyển sang đầu số 076 |
0128 | Chuyển sang đầu số 078 |
Danh sách đầu số điện thoại Việt Nam của các nhà mạng hiện nay? (Hình từ Internet)
Mã vùng số điện thoại Việt Nam là bao nhiêu?
Số điện thoại quốc tế theo chuẩn quốc tế được quy định bởi Ủy ban tư vấn quốc tế điện báo và điện thoại (ITU-T). Theo chuẩn này, mỗi quốc gia được gán một mã và mã vùng số điện thoại Việt Nam là +84, trong đó tên miền quốc gia là VN, ký hiệu ISO là VNM. Song song đó, 0084 cũng là mã vùng số điện thoại của Việt Nam.
Trong lãnh thổ Việt Nam, bạn có thể sử dụng hai định dạng số điện thoại bắt đầu bằng số 0 hoặc +84 khi thực hiện cuộc gọi và cả hai đều là cách thông thường. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đang ở nước ngoài và muốn gọi tới các số thuê bao ở Việt Nam, bạn cần quay số bắt đầu bằng +84.
Để gọi cho người thân và bạn bè từ nước ngoài, hãy nhớ nhập số điện thoại theo cú pháp sau trước khi gọi: [00] [84] [số điện thoại], hoặc [+] [84] [số điện thoại].
Ví dụ, nếu số của bạn là 0989xxxxxx, nó sẽ được viết là +84989xxxxxx. Nếu gọi trong nước, chúng ta bấm số 0989xxxxxx, còn nếu gọi từ nước ngoài thì bấm +84989xxxxxx hoặc 00840989xxxxxx.
Có những loại dịch vụ viễn thông nào hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 25/2011/NĐ-CP thì có các dịch vụ viễn thông sau:
(1) Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
- Dịch vụ thoại;
- Dịch vụ fax;
- Dịch vụ truyền số liệu;
- Dịch vụ truyền hình ảnh;
- Dịch vụ nhắn tin;
- Dịch vụ hội nghị truyền hình;
- Dịch vụ kênh thuê riêng;
- Dịch vụ kết nối Internet;
- Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
(2) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:
- Dịch vụ thư điện tử;
- Dịch vụ thư thoại;
- Dịch vụ fax gia tăng giá trị;
- Dịch vụ truy nhập Internet;
- Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngoài ra, trên cơ sở đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn, phạm vi liên lạc, hình thức thanh toán giá cước, dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định 25/2011/NĐ-CP có thể được phân ra chi tiết hoặc kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể gắn với các yếu tố nêu trên.
Căn cứ vào nguyên tắc phân loại dịch vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 9 Nghị định 25/2011/NĐ-CP, tình hình phát triển thị trường và chính sách quản lý viễn thông trong từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.
Các hành vi bị cấm đối với sửa dụng thông tin thuê bao là gì?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP có quy định về các hành vi bị cấm đối với thuê bao di động khi sử dụng dịch vụ viễn thông gồm có các hành vi như sau:
- Giả mạo; sử dụng giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận pháp nhân của cá nhân, tổ chức khác để giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
- Nhập sẵn thông tin thuê bao; kích hoạt dịch vụ di động trả trước cho SIM thuê bao khi chưa thực hiện, hoàn thành việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định;
- Mua bán, lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước;
- Tiết lộ, sử dụng thông tin thuê bao di động trái pháp luật;
- Sử dụng SIM đa năng, thiết bị có chức năng kích hoạt SIM thuê bao không cần phải bẻ SIM để nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước cho SIM thuê bao.