Những người không nên uống dầu cá Omega-3

Trần Thu Uyên
Dầu cá Omea-3 vai trò quan trọng với sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể bổ sung dầu cá.

Dầu cá Omea-3 vai trò quan trọng với sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể bổ sung dầu cá.

Tác dụng của dầu cá Omega-3

Omega-3 có vai trò đặc biệt đối với sức khỏe, ngoài việc sử dụng các thực phẩm giàu Omega-3 thì người ta thường chọn bổ sung chúng bằng cách uống các dòng thực phẩm chức năng. Vậy nhưng không phải ai cũng có thể uống được dầu cá Omega-3 và không phải bổ sung dầu cá vào lúc nào cũng tốt.

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc cho biết, dầu cá chỉ chung cho các loại dầu trong cá hoặc thực phẩm chức năng, chứa nhiều acid béo Omega-3 và có thể kết hợp với Vitamin, khoáng chất khác.

Các loại dầu cá giàu acid béo được ưa chuộng gồm cá thu, cá hồi, cá tầm, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá mòi… Vì thế các thực phẩm chức năng bổ sung dầu cá cũng làm từ các loại cá này.

Cơ thể không tự sản xuất được Omega-3 nên cần bổ sung từ nguồn thực phẩm, trong đó có dầu cá. Trong dầu cá chứa 2 loại Omega-3 là DHA và EPA. Các chất bổ sung dầu cá còn được kết hợp với sắt, Canxi, Vitamin A, B, C hoặc D. Vitamin E thường chứa hàm lượng rất ít trong dầu cá vì dễ khiến thuốc nhanh hỏng.

Omega-3 và dầu cá nói chung được sử dụng trong rất nhiều tình trạng sức khỏe, thường liên quan đến tim, hệ thống máu và sức khỏe mắt. Nhiều người coi dầu cá là thực phẩm chức năng tốt, có thể bổ sung hàng ngày trong thời gian dài để tăng cường sức khỏe nói chung song nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng, thời điểm dùng tốt nhất.

Dầu cá tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách
Dầu cá tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách

Những người không nên bổ sung dầu cá Omega-3

Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời DS Vũ Thùy Dương cho biết, các trường hợp sau nên thận trọng khi bổ sung dầu cá Omega-3 là: người có nhịp tim bất thường, những người có các bệnh viêm ruột, bệnh gan, ung thư ruột kết, phụ nữ có thai, trẻ em.

Ngoài ra theo DS Vũ Thùy Dương, Omage-3 cũng mang lại một số tác dụng phụ nguy hiểm dưới đây:

Ảnh hưởng đến lượng đường trong máu: Lượng đường trong máu thay đổi là một trong những tác dụng phụ của Omega-3. Bạn cần chú ý nếu bạn bị tiểu đường hoặc hiện đang dùng thảo dược, thuốc hoặc chất bổ sung làm thay đổi lượng đường trong máu. Hãy kiểm tra lượng đường trong máu trong khi dùng Omega-3 để tránh bất kỳ biến chứng nào.

Hạ huyết áp: Hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp cũng có thể là tác dụng phụ của việc bổ sung Omega-3. Vì vậy, nếu bạn đã sử dụng các chất bổ sung hoặc thuốc làm giảm huyết áp thì cần thận trọng khi bổ sung Omega-3.

Tác động đến phản ứng của hệ thống miễn dịch: Dầu cá liều cao hơn có thể có tác động tiêu cực đến phản ứng của hệ thống miễn dịch và nó có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu hệ thống miễn dịch của bạn đã bị tổn hại do HIV/ AIDS hoặc các bệnh lý khác.

Dị ứng hải sản: Nếu bạn bị dị ứng với hải sản, rất có thể bạn cũng bị dị ứng tương tự khi sử dụng thực phẩm bổ sung dầu cá. Do đó, cần tránh các chất bổ sung này.

Gây khó chịu đường ruột: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ nhấn mạnh một số tác dụng phụ của Omega-3 như buồn nôn và khó chịu đường ruột. Các tác dụng phụ được tăng cường khi bạn dùng Omega-3 dưới dạng dầu cá. Một số tác dụng phụ phổ biến khác của bổ sung Omega-3 bao gồm ợ hơi, tiêu chảy, đầy hơi, trào ngược axit và đau bụng.

Các tác dụng phụ khác: Uống bổ sung dầu cá cũng có thể làm nặng thêm các triệu chứng đối với những người bị trầm cảm hoặc đang bị rối loạn lưỡng cực. Nếu sử dụng thường xuyên, nó cũng có thể gây ra thiếu vitamin E.

Trên đây là thông tin giải đáp về băn khoăn "Những người không nên uống dầu cá Omega-3" và những tác dụng phụ của dầu cá Omega-3 nếu dùng sai cách. Nếu bạn muốn bổ sung dầu cá Omega-3 thường xuyên thì cần phải tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
 

Thu HIền (theo báo Mới)

Trần Thu Uyên

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0566.228.797)