Mỗi trẻ cần tiêm mấy mũi viêm não Nhật Bản?

Trần Thu Uyên
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh rất nguy hiểm, không có triệu chứng rõ ràng khi ủ bệnh, thời gian diễn biến nhanh, 1 tuần kể từ khi phát bệnh đã có thể gây tử vong cho trẻ. Đa số trẻ qua khỏi phải chịu các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn tâm thần, bại liệt, mất khả năng ngôn ngữ, vv. Do đó, việc tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ là điều cực kỳ thiết yếu.

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh rất nguy hiểm, không có triệu chứng rõ ràng khi ủ bệnh, thời gian diễn biến nhanh, 1 tuần kể từ khi phát bệnh đã có thể gây tử vong cho trẻ. Đa số trẻ qua khỏi phải chịu các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn tâm thần, bại liệt, mất khả năng ngôn ngữ, vv. Do đó, việc tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ là điều cực kỳ thiết yếu.

1. Vì sao phải tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ?

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus JEV (Japanese Encephalitis Virus) được tìm thấy ở các loài động vật hoang dã hoặc gia súc và thường lây cho người qua vật chủ trung gian là muỗi mà chủ yếu là muỗi Culex Vishnui và Culex Tritaeniorhynchus. Bệnh xảy ra cao điểm nhất vào mùa hè, nhiều nhất trên đối tượng trẻ dưới 15 tuổi với tỷ lệ tử vong cao 25-35%.

Viêm não Nhật Bản trong thời gian ủ bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao 39 - 40 độ C kèm theo đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Trong khi đó, lại diễn biến rất nhanh trong 1-2 ngày đầu đã gây cứng gáy, rối loạn vận động nhãn cầu, lú lẫn hoặc mất ý thức, 5-6 ngày tiếp theo đã có thể gây hôn mê sâu, co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.

Trong quá trình điều trị, viêm não Nhật Bản có thể xuất hiện các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm bể thận, viêm bàng quang, loét và viêm tĩnh mạch. Nếu may mắn qua khỏi, trẻ có thể mắc phải các di chứng rất nặng nề như rối loạn tâm thần, rối loạn vận động, giảm khả năng giao tiếp, giảm trí nhớ nghiêm trọng, liệt nửa người, múa giật, động kinh, nghe kém, điếc. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý tiêm phòng viêm não Nhật Bản đầy đủ cho trẻ, hạn chế tối đa nguy cơ để trẻ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Xem ngay: Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm não Nhật Bản

Trên thế giới hiện nay có trên 15 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, trong có 2 loại được sử dụng phổ biến tại nước ta là Jevax 1mlImojev 0.5ml.

2.1. Phác đồ tiêm vắc xin Jevax 1ml (Việt Nam)

  • Mũi 1: Tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên
  • Mũi 2: Cách 1-2 tuần sau khi tiêm mũi 1
  • Mũi 3: Cách 1 năm sau khi tiêm mũi 2
  • Mũi nhắc lại: Nhắc lại 3 năm/lần cho đến hết 15 tuổi

2.2. Phác đồ tiêm vắc xin Imojev 0.5ml (Pháp)

  • Đối với người từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi: Tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 năm.
  • Đối với người trên 18 tuổi: Tiêm 1 mũi Imojev 0.5ml duy nhất

Lưu ý: Vắc xin Imojev 0.5ml chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai.

2.3. Phác đồ tiêm hỗn hợp 2 loại vắc xin Jevax 1ml và Imojev 0.5ml

  • Trẻ đã tiêm 1 mũi Jevax 1ml: Cần tiêm thêm 2 mũi Imojev 0.5ml, trong đó mũi Imojev đầu tiên cần cách tối thiểu 2 tuần kể từ khi tiêm mũi Jevax 1ml.
  • Trẻ đã tiêm 2 mũi Jevax 1ml: Cần tiêm thêm 1 mũi Imojev 0.5ml cách mũi Jevax 1ml thứ 2 tối thiểu 1 năm.
  • Trẻ đã tiêm 3 mũi Jevax: Cần tiêm thêm 1 mũi Imojev 0.5ml cách mũi Jevax thứ 3 tối thiểu 3 năm.

Giải đáp trẻ cần tiêm mấy mũi viêm não Nhật Bản?

Giải đáp trẻ cần tiêm mấy mũi viêm não Nhật Bản?

3. Mấy tháng tiêm viêm não Nhật Bản là tốt nhất?

Trẻ từ 2 - 6 tuổi có nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản cao nhất. Do đó, để tạo miễn dịch phòng bệnh tốt trước độ tuổi này, phụ huynh nên bắt đầu tiêm cho trẻ mũi đầu tiên khi trẻ đủ 12 tháng tuổi và tuân thủ phác đồ tiêm các mũi tiếp theo để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Xem ngay: Virus nào gây bệnh viêm não Nhật Bản?

4. Phản ứng phụ sau tiêm viêm não Nhật Bản

Phản ứng thường gặp sau khi tiêm viêm não Nhật Bản gồm sốt nhẹ, sưng đau vị trí tiêm, đây là những biểu hiện nhẹ có thể tự mất đi. Trường hợp sau tiêm trẻ bị phát ban, khó thở, sốt cao kéo dài thì rất có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị ngay.

5. Chống chỉ định tiêm viêm não Nhật Bản

Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản chống chỉ định trên các đối tượng sau:

  • Tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin
  • Bị suy giảm miễn dịch do đang dùng thuốc điều trị, mắc HIV hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Đang điều trị corticosteroid liều cao cần tạm dừng sử dụng 1 tháng trước khi tiêm vắc xin.

6. Chăm sóc trẻ sau tiêm viêm não Nhật Bản

  • Vệ sinh vết tiêm: Lau sạch sẽ vết tiêm, tuyệt đối không đắp hoặc bôi bất kỳ thứ gì lên vết tiêm.
  • Theo dõi thân nhiệt: Đo nhiệt độ thường xuyên cho trẻ, nếu sốt trên 38,5 độ C cần cho uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp lau cơ thể bằng nước ấm để hạ nhiệt cho trẻ.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên các loại thực phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng để giúp tạo miễn dịch và giảm tối đa nguy cơ xảy ra phản ứng phụ cho trẻ.

Viêm não Nhật Bản là bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại nhiều di chứng nặng nề. May mắn thay, trẻ có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng cách tiêm vắc xin đầy đủ. Do đó, cha mẹ nên tuân thủ theo đúng phác đồ tiêm, chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Trần Thu Uyên

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0566.228.797)