9 lợi ích và 4 tác hại của lá đu đủ cần biết

Trần Thu Uyên
Ở bài viết này, mời bạn tìm hiểu kỹ hơn về những tác dụng và tác hại của lá đu đủ để biết dùng đúng cách và tránh tác dụng phụ.

Ở bài viết này, mời bạn tìm hiểu kỹ hơn về những tác dụng và tác hại của lá đu đủ để biết dùng đúng cách và tránh tác dụng phụ.

Tác dụng của lá đu đủ

tác hại của lá đu đủ

Ảnh: Pixabay

Lợi ích và tác hại của lá đu đủ như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là với những người sử dụng lá cây này để làm thuốc.

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật độc đáo đã được chứng minh trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Mặc dù còn thiếu nghiên cứu trên người, thế nhưng nhiều chế phẩm từ lá đu đủ thường được sử dụng để điều trị bệnh, chẳng hạn như chiết xuất, viên nén, trà và nước ép.

Nhìn chung, lá đu đủ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, carotenoid, chất xơ và các khoáng chất khác. Với những thành phần này, lá đu đủ có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Tác dụng của lá đu đủ hỗ trợ tiêu hóa

Một trong những tác dụng chính của lá đu đủ là hỗ trợ hệ tiêu hóa. Chứa nhiều chất xơ và hợp chất papain, lá đu đủ có thể ngăn chặn tình trạng táo bón và ợ chua. Đây là lý do mà những người mắc hội chứng ruột kích thích được khuyên nên sử dụng lá đu đủ.

Mặt khác, lá cây này cũng có khả năng làm giảm vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột, giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột cân bằng.

>>> Đọc thêm: ĐU ĐỦ BAO NHIÊU CALO? GIẢM CÂN CÓ ĂN ĐƯỢC ĐU ĐỦ KHÔNG?

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Tăng cường hệ miễn dịch

Lá đu đủ còn có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Điều này có thể giúp ngăn chặn nhiều bệnh lý liên quan đến sự lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch.

3. Tác dụng của lá đu đủ giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Lá đu đủ cũng được cho là có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Chất chống oxy hóa trong lá này có thể làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

4. Điều trị sốt xuất huyết

Tác hại của lá đu đủ tươi

Ảnh: Pixabay

Một trong những lợi ích y học nổi bật của lá đu đủ là khả năng điều trị một số triệu chứng liên quan đến sốt xuất huyết. Các nghiên cứu trên hàng trăm người mắc sốt xuất huyết cho thấy chiết xuất lá đu đủ làm tăng đáng kể lượng tiểu cầu trong máu.

5. Cân bằng lượng đường trong máu

Mặc dù nhiều người còn lo lắng về các tác hại của lá đu đủ, thế nhưng từ lâu đời lá của cây này đã được dùng trong y học dân gian Mexico. Người dân đất nước này sử dụng lá đu đủ để kiểm soát lượng đường trong máu, trị bệnh tiểu đường.

Các nhà khoa học cho biết rằng lá đu đủ có thể bảo vệ các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy khỏi hư hại, chống oxy hóa mạnh và từ đó giúp hạ đường huyết hiệu quả.

>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA LÁ MƠ LÔNG NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT

6. Tác dụng của lá đu đủ có tác dụng chống viêm

Tác dụng của lá đu đủ có tác dụng chống viêm

Ảnh: Papaya fresh

Các chế phẩm từ lá đu đủ thường được sử dụng để khắc phục nhiều tình trạng viêm của cơ thể như đau cơ, đau khớp và phát ban. Có tác dụng này là do lá của cây đu đủ chứa nhiều chất dinh dưỡng và hợp chất thực vật như papain, flavonoid và vitamin E.

7. Giúp tóc mọc nhanh hơn

Lá đu đủ chứa một số hợp chất tốt cho da và tóc, chẳng hạn như vitamin E, flavonoid… Nhiều người sử dụng nước ép lá đu đủ để giúp tóc mọc nhanh và khỏe hơn.

Công dụng và tác hại của lá đu đủ là gì? Lá đu đủ cũng có đặc tính kháng nấm, có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tóc và da đầu bằng cách ức chế sự phát triển của nấm gây gàu.

>>> Đọc thêm: 6 TÁC HẠI CỦA NƯỚC ÉP CẦN TÂY ÍT AI NGỜ TỚI

8. Giúp làn da khỏe mạnh

Giúp làn da khỏe mạnh

Ảnh: Instagram @diorskincare

Uống nước ép lá đu đủ hoặc bôi chiết xuất của lá này đều có thể giúp làn da trở nên mềm mại, trẻ trung. Các nhà nghiên cứu cho rằng trong lá đu đủ có chứa papain – một loại enzyme hòa tan protein, có tác dụng như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên, ngăn ngừa mụn và giảm thiểu sẹo.

9. Tác dụng của lá đu đủ có đặc tính chống ung thư

Lá đu đủ đã được sử dụng trong y học cổ truyền để ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư, nhưng nghiên cứu hiện đại vẫn còn thiếu.

Thành phần hóa học thực vật của nước ép lá đu đủ bao gồm các hợp chất hoạt động như α-tocopherol, lycopene và benzyl isothiocyanate. Những chất này hoạt động chống ung thư mạnh và ngăn ngừa ung thư di căn. Do đó lá đu đủ có đặc tính chống ung thư hiệu quả.

>>> Đọc thêm: 9 TÁC HẠI CỦA TRÀ KOMBUCHA VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG

Các tác hại của lá đu đủ

các tác hại của lá đu đủ tươi

Ảnh: Pixabay

Lá đu đủ là một thành phần quan trọng trong nhiều công thức thuốc và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe. Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng sử dụng lá đu đủ không đúng cách hoặc quá mức có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn.

Dưới đây là các tác hại của lá đu đủ tươi cũng như các chiết xuất của nó:

1. Tác hại của lá đu đủ tươi gây kích ứng da

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc trực tiếp với lá đu đủ có thể gây kích ứng da, khiến đỏ da và ngứa. Điều này đặc biệt đúng đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc dị ứng. Do đó, trước khi sử dụng lá đu đủ, nên thử nghiệm nhỏ để xác định mức độ phản ứng của da.

2. Tác hại của lá đu đủ tươi gây rối loạn tiêu hóa

Một trong những tác dụng phụ của nước lá đu đủ mà bạn cần lưu ý là nó có thể gây rối loạn tiêu hóa và mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột nếu lạm dụng.

Tác hại này là do enzyme papain trong lá đu đủ làm giảm hấp thụ protein trong thực phẩm, gây ra khó tiêu hóa. Hơn nữa, dung nạp quá nhiều lá đu đủ cũng có thể gây tiêu chảy do nó chứa nhiều chất xơ.

>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA NƯỚC DỪA TƯƠI NẾU SỬ DỤNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH

3. Tác hại của lá đu đủ tươi không an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc người muốn thụ thai

Tác hại của lá đu đủ tươi không an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc người muốn thụ thai

Có rất nhiều bài viết về việc lá đu đủ đã gây sảy thai hoặc thai chết lưu. Mặt khác, lá đu đủ cũng được coi là có thể ngừa thai, nên không tốt cho khả năng sinh sản của những người phụ nữ đang có ý định thụ thai.

Tác hại này của lá đu đủ là do papain và chymopapain có trong lá. Hai thành phần chính này của lá đu đủ có thể gây ảnh hưởng xấu đến phụ nữ muốn có thai hoặc đang mang thai.

4. Tác dụng phụ của nước lá đu đủ gây tương tác thuốc

Một trong những tác hại của lá đu đủ đã được các chuyên gia y tế khuyến cáo là gây tương tác thuốc. Nếu bạn đang dùng thuốc hạ đường huyết, thuốc điều trị bệnh tim… thì không nên dùng lá đu đủ vì lá cây này làm giảm tác dụng của thuốc.

Bên cạnh đó, nước lá của cây đu đủ cũng phản ứng với các chất làm loãng máu, dẫn đến nguy cơ dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.

Ngoài ra, nếu uống nước ép lá đu đủ quá nhiều có thể gây ra tình trạng đường hô hấp bị tắc nghẽn.

>>> Đọc thêm: 5 TÁC HẠI CỦA TRÁI NHÀU LÀ GÌ? CHẾ BIẾN TRÁI NHÀU NHƯ THẾ NÀO?

Lưu ý khi dùng lá đu đủ

sinh tố đu đủ

Lá đu đủ là một lựa chọn thông minh và an toàn cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, để tránh các tác hại của lá đu đủ, bạn lưu ý những điều sau nhé:

• Không có bất kỳ khuyến khị nào về liều lượng mà bạn nên sử dụng lá đu đủ như một loại thuốc. Thế nhưng, một số chuyên gia y tế khuyên chúng ta nên uống tối đa 30ml chiết xuất nước ép lá đu đủ nếu dùng để trị bệnh (chẳng hạn như sốt xuất huyết).

• Những người có vấn đề về đường tiêu hóa, người bị suy gan – thận, bệnh nhân đang trong quá trình điều trị tiểu đường không uống nước ép lá đu đủ.

• Người muốn thụ thai và mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng lá đu đủ để tránh các tác hại không mong muốn.

• Người già và trẻ nhỏ cũng không nên dùng lá đu đủ để chữa bệnh.

• Những người bị dị ứng hoặc đang dùng một số loại thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng lá đu đủ như một phương thuốc điều trị bệnh.

Trên đây là một số tác dụng và tác hại của lá đu đủ. Mặc dù loại lá này có nhiều công dụng, thế nhưng hãy là người dùng thông thái để tránh các tác hại tiềm ẩn của nó bạn nhé!

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Trần Thu Uyên

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0566.228.797)